Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2024)
Chính trị
Đăng ngày: 22/02/2024 - Lượt xem: 516
Nông dân Hưng Yên thi đua làm kinh tế

Bình quân mỗi năm toàn tỉnh có trên 112.000 hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Qua bình xét có trên 60.000 hộ đạt danh hiệu các cấp. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã tạo động lực để hội viên nông dân thi đua sản xuất, phát triển kinh tế, có ý chí vươn lên làm giàu.

Đồng hành cùng với hội viên nông dân trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kếtgiúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững phát triển sâu rộng, những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã phối hợp, giúp đỡ hội viên nông dân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, điển hình nhưmô hình nhân giống cây hoa Đồng Tiền theo phương pháp nuôi cấy mô của hộ ông Phan Ngọc Oanh, mô hình sản xuất hoa Lan Hồ Điệp và các loại hoa khác áp dụng công nghệ cao giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang; cấy mô, chiết ghép cây trồng, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại như mô hình trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên. Các mô hình này đang cho thấy hiệu quả cao đem lại thu nhập hàng tỷ đồng/hộ/năm.

Bên cạnh đó, từ năm 2018 đến nay, các cấp hội mở 2.707 lớp tập huấn cho 175.769 lượt hội viên nông dân về kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho lúa, cây ăn quả, cây rau màu; kỹ thuật sử dụng các chế phẩm trong sản xuất nông nghiệp; kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm…; tín chấp từ quỹ hỗ trợ nông dân các cấp cho 1689 hộ nông dân vay 76518 tỷ đồng, tổ chức 87 lớp đào tạo nghề cho 3.231 hội viên nông dân, sau đào tạo có 3.093 hội viên nông dân có việc làm; cung ứng được 8.601 tấn phân bón trả chậmtrị giá trên 77,9 tỷ đồng; 26,2 tấn giống trị giá trên 8,225 tỷ đồng; 7.452 kg thuốc bảo vệ thực vật trị giá trên 2.789 tỷ đồng; 115 tấn thức ăn chăn nuôi trị giá trên 1.300 triệu đồng...

Nhờ được hỗ trợ tích cực về mọi mặt nên phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của hội viên nông dân ngày càng phát triển phong phú với nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao, tiêu biểu như: Mô hình vải lai chín sớm tại 3 xã Phan Sào Nam, Tam Đa, Đình Cao, huyện Phù Cừ; Mô hình trồng bưởi cảnh với quy mô 1,5ha, tổng số vốn 2,2 tỷ đồng, 15 hộ tham gia, mô hình trồng quất cảnh trong lu với quy mô 2ha, tổng số vốn 3 tỷ đồng với 20 hộ tham gia tại xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang. Mô hình Nuôi gà thả vườn kết hợp trồng Bưởi đào đường của ông Vũ Văn Thăng ở Yên Hòa, Yên Mỹ cho thu nhập trên 250 triệu đồng/năm; mô hình trồng nhãn chín sớm và hoa công nghệ cao, thu nhập từ  500 triệu - 1 tỷ đồng/năm và tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương với mức lương từ 5 triệu - 7 triệu đồng/tháng của gia đình ông Trịnh Ngọc Tiệp, xã Ngọc Thanh huyện Kim Động...

Trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, hội viên nông dân trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hình thành nên các vùng chuyên canh quy mô lớn, tập trung, phát triển theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn tiêu biểu như vùng trồng hoa, cây cảnh ở Xuân Quan (Văn  Giang), Đồng Than (Yên Mỹ); trồng cây ăn quả ở Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Yên Mỹ, Phù Cừ; vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở Phù Cừ, Ân Thi; chăn nuôi gia cầm, thủy cầm ở Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi; nuôi thủy sản ở Tiên Lữ, Mỹ Hào...

Với tinh thần chịu khó tìm hiểu, học tập và áp dụng những giống mới, những cách làm hay qua những chuyến đi tham quan các mô hình kinh tế tiêu biểu ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, hội viên, nông dân đã liên doanh liên kết với nhau để mở rộng quy mô, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thông qua việc thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đến nay trong toàn tỉnh có 82 hợp tác xã, 90 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, tiêu biểu như: Chi hội nghề nghiệp nuôi bò thương phẩm xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động với 15 thành viên; Nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Nghĩa Trai” xã Tân Quang huyện Văn Lâm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể; Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi vịt xã Vĩnh Xá, Kim Động với 5 thành viên; Tổ hợp tác ươm ghép cây giống với 11 thành viên xã Đông Ninh, Khóa Châu, hợp tác xã Giống cây trồng Huy Phương tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu với vốn điều lệ 1 tỷ đồng...

Xuất hiện ngày càng nhiều điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi như anh Nguyễn Văn Tú xã Phú Thịnh, huyện Kim Động với mô hình trồng nấm công nghệ cao có doanh thu 6 tỷ/năm; anh Hoàng Anh Tiến xã Phụng Công, huyện Văn Giang với mô hình kinh doanh buôn bán cây cảnh, cây công trình, cây nhập khẩu có doanh thu trên 45 tỷ/năm... Họ là những tấm gương sáng về tinh thần bền bỉ vượt khó, quyết chí làm giàu chính đáng không chỉ cho bản thân mà còn sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ vềkinh nghiệm chăn nuôi, cây, con giống cho những hội viên khác, nhất là những hội viên có hoàn cảnh khó khăn, tạo việc làmcho nhiều lao động, tham gia các hoạt động phúc lợi, góp phần xây dựng nông thôn mới.

 

Tin liên quan