Ngày 16/9/2022, tại hội trường Công an tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
Tin trong tỉnh
Đăng ngày: 22/09/2023 - Lượt xem: 211
Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân ứng dụng chế phẩm sinh học Sumitri xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Diện tích gieo cấy lúa hàng năm của nông dân Hưng Yên khoảng 76.000 ha, việc áp dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch tương đối sâu nên khối lượng rơm rạ sau thu hoạch hàng năm là rất lớn, một phần rơm rạ sau thu hoạch xử lý bằng cách đốt, một phần để lại ngoài ruộng, phần còn lại nông dân vứt bỏ ngoài mương máng gây ô nhiễm môi trường gây ách tắc dòng chảy. Khi đốt rơm rạ các chất hữu cơ trong rơm rạ sẽ biến thành chất vô cơ dễ bị rửa trôi nên chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng. Tuy nhiên việc đốt rơm rạ còn tiêu diệt các loại côn trùng có ích làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường. Nếu lượng rơm, rạ này xử lý đúng thì đây là một nguồn phân hữu cơ lớn cung cấp cho cây trồng, hạn chế được sự phụ thuộc vào phân hóa học đã và đang gây nên những tác hại không nhỏ tới môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người. Đồng thời, do áp lực thời vụ và thời gian làm đất ngắn, nếu không xử lý tốt rơm, rạ sẽ không kịp phân hủy, khi đó gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi ở vụ mùa cây lúa dễ bị nghẹt rễ, vàng lá ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa.

Qua khảo sát, đánh giá thực tế cho thấy sản lượng lúa hàng năm của tỉnh Hưng Yên  đạt khoảng trên 472.000 tấn, trung bình 1 tấn lúa cho ra 1,2 tấn rơm, rạ khô. Lượng rơm, rạ ước đạt hơn 570.000 tấn. Lượng phân bón (đạm, lân, kali) chứa trong 1 tấn rơm, rạ có khoảng 5-8 kg ure, 10kg super lân và 40kg kaliclorua, ngoài ra còn có khoảng 70kg silic, 6 kg canxi, 2 kg magie và các chất hữu cơ, chất vi lượng khác mà các loại phân khoáng không thể có được (Số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO). Tuy nhiên, hiện tại 60% số rơm, rạ này bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng, vứt bỏ trên đường giao thông, kênh, mương, dòng sông …, 30% vùi lấp tươi tại chỗ chỉ có khoảng 10% lượng rơm, rạ khô được sử dụng làm chất đốt, thức ăn cho trâu bò ăn, nguyên liệu trồng nấm …

Để nâng cao vai trò của các cấp hội trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 21 tháng 3 năm 2013, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 06/NQ-TU, ngày 27/6/2016, của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá trị gia tăng cao, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Để thúc đẩy, hỗ trợ nông dân tiếp cận nhanh với những tiến bộ khoa học mới, đẩy nhanh tiến độ gieo cấy đảm bảo thời vụ, hạn chế bệnh nghẹt rễ, vàng lá ở lúa mùa, đồng thời bổ sung phân hữu cơ, tăng độ phì của đất, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động, tạo thói quen cho người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch, bảo vệ môi trường tăng năng suất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững. Từ năm 2021 đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Ban Kinh tế - xã hội chủ động khảo sát, đánh giá thực trạng canh tác lúa và xử lý rơm rạ sau thu hoạch của nông dân, đưa sản phẩm vi sinh Sumitri vào xử lý rơm rạ sau thu hoạch cho hội viên nông dân tại các huyện: Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ và huyện Tiên Lữ; xây dựng được 02 mô hình điểm tại các xã: Quang Hưng - huyện Phù Cừ và xã Nguyễn Trãi - huyện Ân Thi.

Với quy mô diện tích hơn 40ha trên một mô hình điểm, các cấp hội lựa chọn 100 hộ nông dân là cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia thực hiện thí điểm áp dụng kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh Sumitri trong xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Nông dân tham gia mô hình được cán bộ các cấp hội, các chuyên gia nông nghiệp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, đảm bảo hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh đạt cao nhất.

Qua thời gian sử dụng, đánh giá hiệu quả chế phẩm vi sinh Sumitri cho thấy tại các mô hình xử lý rơm, gốc rạ, đã hạn chế được hiện tượng ngộ độc hữu cơ, lúa mùa không bị vàng lá sau khi cấy, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Rơm và gốc rạ chuyển thành phân bón hữu cơ góp phần nâng cao độ phì đất, tăng chất lượng nông sản. Việc sử dụng vi sinh Sumitri giúp giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế việc phơi rơm trên đường giao thông hoặc vứt xuống kênh mương gây tắc dòng chảy, cản trở giao thông.

Mặt khác, chế phẩm Sumitri là sản phẩm có nguồn gốc sinh học, thành phần chính là nấm đối kháng Trichoderma, Acid Humic, Acid Fuvic, có tác dụng phân giải nhanh cellulose. Cùng với các nguyên tố vi lượng Mg, S, Zn, Cu, Ca. Chế phẩm Sumitri có nhiều ưu điểm hơn so với các chế phẩm đã sử dụng như dễ sử dụng, chỉ cần trộn chế phẩm Sumitri với cát, đất bột hoặc phân bón lót, rải đều trên ruộng sau khi dập rạ lần đầu; thời gian rơm, gốc rạ hoai mục nhanh hơn dùng chế phẩm Fito-Biomix RR từ 15-20 ngày và nhanh hơn chế phẩm Trichoderma từ 2-5 ngày; chi phí mua chế phẩm Sumitri rẻ hơn so với mua chế phẩm Fito-Biomix RR và chế phẩm Trichoderma khoảng 40.000 đ/sào, tiết kiệm được 1-2 lần phun thuốc trừ vàng lá, nghẹt rễ và giảm 10% chi phí phân bón đầu vào.

Bên cạnh hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, xã hội mang lại từ việc sử dụng chế phẩm vi sinh Sumitri cũng được đánh giá cao. Cụ thể như từng bước giảm sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên đất, tạo ra sản phẩm an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành nên phương thức sản xuất thực hành nông nghiệp tốt tiến tới hình thành nền nông nghiệp hữu cơ nhằm phát triền nông nghiệp bền vững; tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới, biện pháp mới để từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ, nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất hàng hóa.

Tuy nhiên, việc ứng dụng chế phẩm vi sinh Sumitri trong xử lý rơm rạ sau thu hoạch của nông dân vẫn còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan như đối với mô hình xử lý rơm, gốc rạ bằng chế phẩm sinh học Trichoderma +Amino humate hoặc chế phẩm Fito-Biomix RR+chế phẩm khử H2S, các chế phẩm này thuộc thế hệ cũ, cách thức xử lý chế phẩm đòi hỏi nhiều công lao động, nhiều công đoạn nên nông dân ngại áp dụng (Rơm, gốc rạ phải cắt, thu gom thành đống, trộn đảo, phun, cày lại sau khi phun chế phẩm ...). Mặt khác chi phí mua chế phẩm còn cao, khoảng 70.000đ - 80.000đ/sào. Cùng với đó là mô hình thử nghiệm chế phẩm sinh học Sumitri dễ sử dụng nhưng mới thực hiện 1 vụ (01 lần), số điểm mô hình ít nên nhiều nông dân chưa được thăm quan, học hỏi.

Để nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp hội trong bảo vệ môi trường nông thôn, lan tỏa rộng rãi hơn nữa hiệu quả việc ứng dụng chế phẩm vi sinh Sumitri vào xử lý rơm rạ sau thu hoạch của nông dân tỉnh nhà. Các cấp hội cần tập trung phối hợp với đơn vị có chế phẩm Sumitri và hội nông dân các huyện, thành phố, thị xã  tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học Sumitri cho nông dân các xã, thị trấn; tập trung xây dựng sổ tay tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý rơm, gốc rạ bằng chế phẩm Sumitri để thông tin, giới thiệu đến đông đảo cán bộ, hội viên nông dân qua các buổi tập huấn, qua các bản tin Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên và qua trang Web của Hội Nông dân tỉnh. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường tổ chức các hội nghị đánh giá, so sánh hiệu quả các mô hình khảo nghiệm, hội thảo đầu bờ, giới thiệu mô hình, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật xử lý rơm, gốc rạ bằng chế phẩm sinh học để hội viên nông dân biết, học tập, nhân rộng.

 

Tin liên quan