Ngày 16/9/2022, tại hội trường Công an tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
Kinh tế
Đăng ngày: 23/02/2024 - Lượt xem: 196
Hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Phù Cừ

Những năm qua, bằng kinh nghiệm, sự cần cù chịu khó tận dụng chất đất phù sa ngoài vùng bãi sông Luộc và được chính quyền địa phương khuyến khích chuyển đổi từ trồng lúa giá trị kinh tế thấp sang trồng rau củ giá trị kinh tế cao nhiều hộ nông dân của huyện Phù Cừ đã mạnh dạn mở rộng nhiều mô hình sản xuất rau, củ, quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ năm 2014, ông Bùi Văn Phương, thôn An Cầu, xã Tống Trân bắt đầu khởi nghiệp trồng dưa vàng, dưa chuột trong nhà lưới với diện tích khoảng 7 sào. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, trong các khâu từ chọn giống, gieo hạt ươm mầm đến chăm sóc nên sản phẩm dưa lưới của ông đã trở thành nông sản tiêu biểu của huyện Phù Cừ. Năm 2020 sản phẩm dưa lưới đã được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Ông Phương cho biết cây giống được nhập 100% từ nước ngoài, các giống dưa nhật được thị trường khá ưa chuộng, nhà lưới cần có các thiết bị đo độ ẩm, nhu cầu dinh dưỡng của cây, song song với việc sản xuất tốt thì phải nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu khách hàng…

Cũng giống như bao hộ khác trong việc chuyển đổi cây trồng, trước đây, nhà ông Đỗ Văn Sử, thôn Sĩ Quý, xã Nguyên Hòa, chủ yếu trồng lúa cho hiệu quả kinh tế thấp, nhưng từ khi được huyện khuyến khích chuyển sang trồng những cây ngắn ngày như cà rốt, dưa hấu, dưa chuột, cà chua… đã đem lại cho gia đình ông thu nhập cao hơn,được biết giá bán các loại nông sản năm nay cao hơn năm trước, sản phẩm của ông thu hoạch đến đâu, thương lái tới mua đến đó. Với các loại cây ngắn ngày trồng trên diện tích 7 sào, một năm ông Sử trồng đan xen 4 vụ rau củ quả khác nhau, hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Toàn huyện Phù Cừ hiện có trên 310 ha diện tích đất nông nghiệp ngoài bãi sông Luộc chủ yếu tại 3 xã Tam Đa, Nguyên Hòa, Tống Trân, những hộ dân ở đây tận dụng được nguồn đất phù sa ven sông, thích hợp cho các loại cây rau màu. Phát huy hiệu quả tài nguyên đất, chính quyền địa phương đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi toàn bộ các diện tích cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây rau màu củ quả, trong đó chú trọng phát triển trồng cây cà rốt. Để thu hút đông đảo hội viên nông dân chuyển đổi canh tác và nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, hội nông dân các cấp trong huyện thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các hội viên nông dân lựa chọn cây trồng phù hợp, đáp ứng yêu cầu canh tác, thổ nhưỡng của từng địa phương, chú trọng mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, phối hợp với các phòng chuyên môn, ban ngành, các địa phương tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong sản xuất; tổ chức các lớp tập huấn lồng ghép về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau màu; duy trì các loại cây truyền thống và nhân rộng các loại cây rau màu chất lượng cao, ổn định và mở rộng thâm canh để tiếp tục thực hiện xây dựng nhiều cánh đồng cho thu nhập cao.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày, dễ trồng, dễ chăm sóc, đang là hướng đi tích cực trong chuyển đổi cây trồng, thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị trên cùng diện tích đất canh tác, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.Để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gieo trồng rau màu vụ đông, thời gian tới nông dân các địa phương trong huyện tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây vụ đông ưa lạnh như: Khoai tây, su hào, bắp cải, các loại rau ăn lá; đồng thời tiến hành chăm sóc, bảo vệ những diện tích cây vụ đông đã trồng theo quy trình sản xuất an toàn, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; thu hoạch nhanh những diện tích rau màu đã đến kỳ thu hoạch; tuân thủ nghiêm thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm.

 

Tin liên quan