Ngày 16/9/2022, tại hội trường Công an tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
Kinh tế
Đăng ngày: 01/12/2023 - Lượt xem: 166
Nuôi cá lồng trên sông cho hiệu quả kinh tế cao

Tỉnh Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với các hệ thống sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Luộc, bên cạnh đó còn có hệ thống sông nội địa như sông Cửu An, sông Điện Biên... đây là những điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thủy. Tận dụng lợi thế vốn có là diện tích mặt nước để phát triển thủy sản, những năm gần đây mô hình nuôi cá lồng trên sông đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của nhiều người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cũng giống như những mô hình nuôi cá lồng trên sông của một số xã ở huyện Kim Động, bắt đầu mô hình từ năm 2019, anh Trần Văn Mý - Hợp tác xã cây ăn quả đặc sản Quyết Thắng, xã Tân Hưng - Thành phố Hưng Yên cùng 9 thành viên đã sớm nhận ra lợi thế trên địa bàn xã có sông Luộc chảy qua với nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, ít tàu thuyền qua lại... nên có thể nuôi cá với mật độ dày và với điều kiện như vậy cá sẽ lớn nhanh, chất lượng thịt tốt... nên đã quyết định đầu tư 60 lồng với diện tích 50m2/lồng nuôi các loại cá trắm, chép, lăng. Được sự hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật và phương pháp phòng, trị bệnh cho thủy sản của Sở Nông nghiệp & PTNT, qua sự phát triển của mô hình, đến nay mô hình đã kết nạp thêm 07 thành viên, nâng tổng số hộ tham gia là 16 hộ.

Để nuôi cá lồng đạt hiệu quả, ngoài việc được hướng dẫn kỹ thuật, các thành viên luôn tự tìm hiểu, học hỏi phương pháp nuôi từ các mô hình trong và ngoài tỉnh, quan tâm đến các yếu tố như: Kiểm tra thức ăn và lượng cá ăn hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp, theo dõi hoạt động của cá; kiểm tra lồng thường xuyên để phát hiện những vị trí lồng bị rách, hỏng tránh thất thoát, vệ sinh lồng định kỳ tạo thông thoáng nước trong lồng để tăng hàm lượng ôxy trong nước và chống ký sinh trùng gây hại cho cá; theo dõi tốc độ lớn để tách đàn phù hợp, tạo điều kiện để cá phát triển đều; bổ sung khoáng chất, men vi sinh để tăng sức đề kháng phòng ngừa dịch bệnh cho cá; bên cạnh đó phải đảm bảo môi trường nước ổn định, không vẩn đục hay có rác thải trôi nổi mắc vào lồng, việc bảo đảm nguồn nước luôn sạch sẽ giúp cá tăng trọng nhanh, chi phí thấp, ít bị dịch bệnh…Quan tâm đến giai đoạn cá thương phẩm, đặc biệt là cuối chu kỳ nuôi bởi lượng thức ăn và phân cá có thể gây ô nhiễm môi trường nuôi, bên cạnh đó thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về thời tiết, nhất là trước những đợt dự báo có mưa lớn hoặc thời điểm giao mùa để có kế hoạch ứng phó cụ thể, hạn chế sự tác động của các yếu tố bên ngoài nhằm đảm bảo sinh trưởng của cá.

Với sự cần cù, chịu khó của các thành viên và tích cực áp dụng kinh nghiệm cũng như khoa học vào nuôi cá, bước đầu anh Mý cùng các thành viên trong Hợp tác xã đã gặt hái được những thành công nhất định. Theo chia sẻ của anh Mý: “Nuôi cá trên sông” giúp nâng cao mật độ nuôi nhiều lần so với nuôi cá trong ao đất. Nhờ chất lượng nước tốt và lưu lượng dòng chảy thuận lợi, việc nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống người chăn nuôi giảm bớt khó khăn, có cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng. Để nuôi cá đem lại hiệu quả cao các hộ tham gia phải đầu tư kinh phí để phát triển quy mô, luôn tự cập nhật kiến thức mới để áp dụng kịp thời trong quá trình nuôi, khai thác lợi thế mạng xã hội như zalo, facebook... để bán hàng qua mạng; bên cạnh đó các thành viên nên kết hợp nuôi cá với làm vườn để tận dụng những lợi thế sẵn có, phát triển thêm kinh tế hộ gia đình”.

Hiện nay mỗi lứa và từng loại cá tại mô hình của anh Mý và các thành viên, trung bình từ 12 đến 15 tháng sẽ cho thu hoạch, với diện tích mặt nước và số lượng lồng hiện có, mỗi năm cho sản lượng khoảng 600 tấn cá các loại. Có thể nói, việc nuôi cá lồng trên sông đã tạo việc làm thường xuyên cho lao động tại chỗ, giúp hội viên, nông dân tăng thêm thu nhập, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ngọc Thành

Tin liên quan